Một khi bạn đã xác định được chính xác nguyên nhân cốt lõi và đã thấu hiệu được toàn diện vấn đề, thì đã đến lúc bắt tay vào giải quyết vấn đề này rồi.
Hãy nêu ra tất cả các biện pháp có thể để giải quyết vấn đề. Khi giải quyết vấn đề, số lượng phương án góp phần quan trọng trong chất lượng của phương án phù hợp nhất. Luôn sáng tạo và nghĩ ra các phương án thay thế. Đừng bỏ qua bất kỳ một phương án nào vì có thể những ý tưởng bất chợt lại là giải pháp tốt nhất.
Trong giai đoạn này, ta cần chú ý là phải xác định rõ những đặc điểm cần có của giải pháp:
- Mục tiêu mong muốn là gì?
- Những mục tiêu tối thiểu nào cần phải đạt được?
- Những điều kiện nào của giải pháp cần được đáp ứng.
Vào lúc này bạn hãy tiếp tục kiên nhẫn. Đừng vội đánh giá các ý tưởng, giải pháp ngay nhé.
Suy nghĩ sáng tạo khi lựa chọn đưa ra giải pháp
Để sáng tạo cần phải gạt bỏ những định kiến, những kiến thức lỗi thời, cách tư duy theo lối mòn và hành động theo thói quen, rút ra bài học từ những thất bại của bản thân và người khác, tổng hợp nhiều yếu tố để hình thành nên cái mới. Không có kết quả tốt đẹp nào thu được mà không phải trả một cái giá nhất định nào đó. Hầu hết các quyết định yếu kém là do không dám chấp nhận trả giá.
Động não và tận dụng tư duy của người khác
Sử dụng các phương pháp động não để khuyến khích những ý kiến bất ngờ, ngộ nghĩnh, thậm chí là điên rồ ở người khác:
- Yêu cầu mỗi người tham gia đóng góp ý kiến một cách rõ ràng.
- Liệt kê mọi ý kiến được đề cập đến, thậm chí ngay cả khi nó lặp lại đề nghị trước đây.
- Ghi lại ý kiến làm cho mọi người dễ đọc hơn.
- Thường xuyên khuyến khích những người tham gia đóng góp thêm nhiều ý kiến.
- Khuyến khích những ý kiến ngờ nghệch, ngỗ nghĩnh và thậm chí là điên rồ. Những đề nghị này thường có thể có tính chất sáng tạo và cuối cùng thích hợp với thực tế. Phương thức động não nên mang tính hài hước.
- Đóng góp và ghi lại ý kiến riêng của bạn. Điều này có thực hiện để truyền sinh lực cho nhóm khi nhóm bị đình trệ.
- Khuyến khích những người tham gia phát triển và thêm vào những ý kiến đã được ghi nhận. Điều này không nên bao gồm việc thảo luận hoặc đánh giá những ý kiến dù dưới hình thức nào.
- Không ai phải đánh giá ý kiến của mình trong giai đoạn động não. Dù điều này có xảy ra theo cách tích cực hoặc tiêu cực thì bạn cũng nên bỏ qua và hỏi “kẻ phạm lỗi” những ý kiến khác, và bằng cách ấy, chuyển sự tham gia thành sự đóng góp tích cực.
Nếu bạn muốn khuyến khích sự sáng tạo và làm phát sinh nhiều giải pháp sáng tạo hơn thì bạn cần phải sẵn sàng thỏa được 4 tiêu chí sau. Đó là:
- Sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến.
- Chấp nhận rủi ro.
- Kêu gọi người khác tham gia.
- Chấp nhận phê bình.