Xác định vấn đề là bước đầu tiên trong quy trình giải quyết vấn đề. Nhưng để xác định vấn đề được chính xác hơn, bạn cần phải lưu ý một số điểm dưới đây:
Contents
Tâm lý phải cởi mở khi nhận biết vấn đề
Hẳn là bạn còn nhớ câu chuyện “thầy bói xem voi” chứ? Qua câu chuyện này, bạn thấy được những thầy bói ấy thật bảo thủ và không chịu chấp nhận quan điểm của người khác. Vậy khi đối mặt với một vấn đề, hãy đừng biến mình thành những thầy bói ấy, bạn nhé. Vì nếu ta cứ giữ khư khư quan điểm của mình thì thực sự rằng ta cũng sẽ chỉ thấy được những gì mà ta muốn thấy thôi. Hãy giữ tâm trí cởi mở để thấy được tổng thể vấn đề mà bạn đang phải đối mặt ở nhiều khía cạnh khác nhau, thậm chí cần phải chấp nhận rằng đôi khi chính bạn là một phần nguyên nhân của vấn đề nữa nhé.
Các yếu tố gây thiên lệch nhận thức
Thành kiến thiên lệch do nhận thức:
- Bảo thủ.
- Ảnh hưởng chính trị bởi người khác.
- Mỗi người nhận thức vấn đề với một khía cạnh khác nhau.
Kỹ năng phân tích kém:
- Không rõ những gì đang xảy ra hay gán cho nó 1 vấn đề gì đó.
- Thiếu thời gian.
- Tình huống phức tạp.
- Coi giải pháp là vấn đề.
Cạm bẫy phủ nhận vấn đề
Trong giai đoạn này, ta cũng phải cần lưu ý tránh cạm bẫy phủ nhận vấn đề. Những người biết được kết quả của việc phân tích vấn đề sẽ ảnh hưởng xấu đến họ như thế nào nếu thường sẽ cố gắng tránh nói về vấn đề. Thay vào đó họ có thể nói những câu như:
“Chắc chắn nó không tệ đến thế đâu”
“Nhưng cũng có nhiều việc đang diễn ra tốt đẹp mà, phải không?”
“Vấn đề cần được xem là thử thách”
“Chẳng có vấn đề nào cả”
“Chỉ mình bạn thấy là có vấn đề thôi”
…..
Có thể là những người này có ý tốt khi họ nói như vậy. Họ muốn động viên người khác trở nên tích cực hơn và nhìn vào những việc vẫn đang diễn ra tốt đẹp. Nhưng việc phủ nhận sự tồn tại của vấn đề lại có hại nhiều hơn lợi. Vấn đề sẽ không luôn luôn tự mất đi chỉ đơn giản bằng cách phủ nhận chúng. Hơn thế nữa, việc này có thể còn làm suy giảm sự hợp tác nữa. bạn sẽ nghĩ sao nếu bạn nói với người khác rằng đang có vấn đề xảy ra và họ trả lời bạn bằng một trong những câu như trên. Có thể nó sẽ làm việc hiểu biết lẫn nhau khó khăn hơn đúng không bạn? Đó là bởi vì câu trả lời như vậy thực sự có hàm ý là “quan điểm của bạn sai rồi, bạn cần phải nhìn sự việc khác đi, đừng có khó khăn như thế chứ”.
Mặt khác, phủ nhận vấn đề cũng có thể là yếu tố ngăn cản sự thành công. Nó có thể dẫn đến việc ta không tận dụng được tiềm năng có được từ chính vấn đề đó. Thực tế là vấn đề có chức năng quan trọng trong quá trình đạt đến thành công qua chức năng động viên, khuyến khích con người thay đổi hành vi và hoàn cảnh của mình.