Vượt qua trở ngại thật là khó khăn nhưng lại đem đến sự hài lòng tuyệt vời. Dưới đây là bốn cách giúp bạn nhận diện và xử lý những trở ngại khắc nghiệt và bất ngờ nhất. Nếu đạt được các mục tiêu là dễ dàng thì mọi người đã có thể làm được điều đó một cách nhanh chóng và không chút khó khăn. Ngay cả khi tầm nhìn của bạn đã rõ ràng và bạn có thể đọc được số phận một cách chi tiết thì vẫn luôn có những rào cản trên đường.
Contents
Trước tiên, có 3 loại rào cản cần chú ý như sau:
Rào cản bên ngoài:
Đây là những rào cản ngoài tầm kiểm soát của bạn như nền kinh tế, thiên tai, hạn chế về thể chất và bối cảnh chính trị.
Rào cản bên trong:
Những rào cản này nhìn chung chỉ là các vấn đề nhất thời nhưng bạn có thể trực tiếp kiểm soát chúng như các khoản nợ, dòng tiền mặt, sự sẵn có thời gian, tài năng hoặc kỹ năng cần có.
Các rào cản do thói quen:
Những rào cản này phản ánh cách mọi người bắt đầu theo cách của họ. Chúng chỉ có thể bị xóa đi nếu họ thay đổi hành vi.
Để vượt qua các cản trở, những người giải quyết vấn đề cần thực hiện các chiến thuật sau:
Làm rõ vấn đề:
Bạn phải thật sự rõ ràng ngay từ trong suy nghĩ của riêng bạn về vệc cần phải làm. Hãy chắc chắn rằng bạn biết chính xác bạn sẽ đi đâu về đâu trước khi bạn khởi hành.
Thiết lập mục tiêu rõ ràng:
Bạn phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và thời hạn của quá trình thực hiện. Bởi vì trong quản lý mục tiêu, nhân viên phải biết chính xác điều mà họ cần đạt được và phải biết ngày hoàn thành nhiệm vụ.
Trao đổi thông tin:
Thông tin một cách rõ ràng cho người khác là điều phải làm để đạt được quyết định. Nếu nhân viên cùng tham gia vào việc thực hiện quyết định mà không thông hiểu những kết quả mong muốn đạt được và vai trò của họ, thì việc thực hiện sẽ không có hiệu quả.
Nhờ hỗ trợ:
Bạn hãy chuẩn bị để xin được hỗ trợ về kinh nghiệm và tư vấn của người khác ngay từ khi bạn dự kiến làm thế nào để thực hiện một quyết định. Đừng nghĩ rằng bạn đã có sẵn tất cả các câu trả lời.
Chấp nhận rủi ro:
Hãy chuẩn bị chấp nhận rủi ro có tính toán khi sự việc xảy ra. Phải nhiệt tình, kiên quyết và sốt sắng khi thực hiện một quyết định. Một quyết định sáng tạo đòi hỏi sự thực hiện phải có tính sáng tạo. Đừng nên áp dụng một quy trình thực hiện duy nhất có tính “tiêu biểu” vào mọi việc.