Lãi suất tài chính luôn là điều được doanh nghiệp quan tâm khi đi vay vốn. Có rất nhiều loại lãi suất huy động vốn trên thị trường hiện nay như lãi suất trái phiếu, lãi suất cho thuê tài chính. Ở bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến lãi suất cho thuê tài chính là gì? Và cách tính lãi suất?
Contents
Lãi suất cho thuê tài chính là gì?
Lãi suất cho thuê tài chính
Trước khi nhắc đến lãi suất cho thuê tài chính ta cùng đi xem xét bản chất của cho thuê tài chính là gì?
Cho thuê tài chính thực chất là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn giữa bên cho thuê (công ty cho thuê tài chính) và bên thuê (các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn) nhằm mục đích mở rộng sản xuất và quy mô.
Vì bản chất của nó là cấp tín dụng nên lãi suất cho thuê tài chính cũng được quy định theo pháp luật tương tự như lãi suất của các khoản vay vốn khác.
Theo điều 13 của thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với lãi suất cho thuê tài chính được đề cập như sau:
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 điều này.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn.”
Cách tính lãi suất cho thuê tài chính hiện nay
Cách tính lãi suất cho thuê tài chính
Vì doanh nghiệp cho thuê tài chính cũng là một tổ chức tín dụng nên sẽ tuân thủ theo quy định về lãi suất được quy định tại khoản 5 điều 13 thông tư 38/2016/TT-NHNN như sau:
Khoản 3: nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường ohpwj mức lãi suất cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trắm sau mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó
Khoản 5: Trường hợp ứng dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và những yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời khắc điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ những yếu tốt để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn tới với nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng ứng dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất
Trường hợp khác:
Điều 468 bộ luật dân sự năm 2018 quy định lãi suất vay do những bên thỏa thuận như:
+ Trường hợp những bên với thỏa thuận về lãi suất không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác với liên quan quy định khác.
+ Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản thì mức lãi suất vượt không có hiệu lực
+ Trường hợp hai bên đã thỏa thuận trả lãi nhưng không xác định được lãi suất và khi xảy ra tranh chấp về lãi suất tiền thuê thì sẽ xác định bằng mức 50% mức lãi suất giới hạn được quy định ở khoản 1 điều 468 khi trả nợ.
Ví dụ về các trường hợp trên
Ở trường hợp hai bên thỏa thuận với mức lãi suất đúng quy định ta có cách tính lãi suất và số tiền trả hàng tháng ở ví dụ như sau:
Ông A có kí hợp đồng với tổ chức tín dụng thuê tài chính để vay một máy in có giá 1 tỷ đồng có thời hạn trong 10 năm, lãi suất ưu đãi 10%/năm, lãi suất sau thời gian ưu đãi là 12%/năm. Ông A phải trả tiền thuê cho tổ chức tín dụng hàng năm. Ta có cách tính như sau:
Năm đầu tiên phải trả:
Tiền lãi = 1 tỷ * 10% = 100 triệu
Tiền gốc = 1 tỷ/10 = 100 triệu
Tổng lãi + gốc = 200 triệu
Năm thứ 2:
Tiền lãi (1 tỷ – 100 triệu) * 12% = 108 triệu
Tiền gốc = 100 triệu
Tương tự như vậy đến năm thứ 10
Ở trường hợp hai bên xảy ra tranh chấp do chưa đạt thỏa thuận về lãi suất
Ông A và sẽ chỉ trả lãi suất bằng một nửa mức lãi suất giới hạn theo quy định của pháp luật.
Bài viết được tham khảo tại:
https://acbleasing.com.vn/cho-thue-tai-chinh/lai-suat-va-bang-tinh-tien-thue-tai-chinh