Reverse logistics có lẽ là cái tên mới lạ trong ngành Logistics hiện nay. Tuy nhiên, đây lại là một quy trình không thể thiếu bởi mang nhiều lợi ích đến cho doanh nghiệp. Chính vì thế, để hiểu rõ Reverse Logistic là gì? và vai trò của nó, chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Contents
1. Reverse Logistics là gì?
Reverse Logistics (hay Logistics ngược) là toàn bộ quy trình từ việc xây dựng kế hoạch, thực thi, giám sát hoạt động của nguyên liệu, sản phẩm sẽ đi đâu về đâu và thông tin chi tiết của quá trình di chuyển từ điểm đầu đến điểm kết thúc để đảm bảo các khâu khi xảy ra hư hỏng hay gặp lỗi đều có thể sửa chữa kịp thời.
Reverse Logistics là gì?
2. Vai trò của Reverse logistics là gì?
Vai trò của Reverse Logistics
Logistic ngược giúp bảo vệ môi trường
Hiện nay, việc bảo vệ môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu. Một trong số đó rác thải công nghiệp đang là vấn đề nan giải nhất. Vì vậy, bất kì doanh nghiệp nào muốn giảm lượng rác thải đều phải thông qua quy trình Logistic ngược bởi có nó chúng ta có thể tận dụng được nguồn nguyên vật liệu, bao bì lỗi, phế thải để tái chế giúp hạn chế xả ra môi trường.
Bên cạnh đó, một số khách hàng khi phát hiện ra lỗi thì không gửi trả lại nhà sản xuất mà vứt trực tiếp ra môi trường vì họ cảm thấy phiền đối với những sản phẩm có giá trị nhỏ. Vì vậy, đây cũng là cách chúng ta giúp họ bảo vệ môi trường.
Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Theo ước tính, chi phí cho Reverse Logistics dao động trung bình từ 3%-15% tổng chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt quy trình này còn có thể tiết kiệm thêm nhiều chi phí khác như giảm chi phí cho việc sản xuất bao bì nhiều lần, chi phí thu hồi,… đồng thời sẽ giúp giảm thiểu tối đa chi tiêu cho việc xử lý sản phẩm lỗi theo cách thông thường.
Giúp cho Logistics xuôi diễn ra trôi chảy
Trong quá trình diễn ra Logistic xuôi, có thể tồn tại một vài sản phẩm lỗi, không đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, để chúng có thể được sửa lỗi kịp thời và đưa về quy trình sản xuất ban đầu một cách nhanh chóng thì Logistic ngược sẽ làm tốt công việc đó.
Giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng
Để củng cố niềm tin khách hàng, chúng ta cần giải quyết vấn đề của họ một cách nhanh chóng. Vì vậy, việc phát hiện và xử lý kịp thời là cách tốt nhất khiến họ không cảm thấy bất mãn dù rằng sản phẩm đó từng bị lỗi. Đây cũng là phương pháp giúp nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tham khảo: https://catcarry.com/van-chuyen-quoc-te/chuyen-hang-di-campuchia.html
3. Reverse Logistics được tiến hành như thế nào?
Thông qua quy trình gồm 3 bước:
- Bước 1: Tiến hành thu lại những sản phẩm đã lỗi hoặc hư hỏng và vận chuyển về nơi sản xuất.
- Bước 2: Nghiên cứu nguyên nhân xảy ra lỗi, tiến hành kiểm tra, phân loại để tìm ra cách xử lý thích hợp.
- Bước 3: Lựa chọn phương pháp xử lý (bán lại, tiêu hủy, tái chế hay khắc phục lỗi,…).
Quy trình diễn ra Reverse Logistics
4. Điểm khác biệt của Logistics ngược và xuôi
Đặc điểm so sánh |
Logistics xuôi |
Logistics ngược |
Khả năng dự đoán | Có thể dự đoán | Khó có thể dự đoán |
Bao bì thành phẩm | Bao bì còn nguyên vẹn | Bao bì xảy ra tình trạng hư hỏng, chắp vá |
Chất lượng | Đồng nhất | Không đồng nhất |
Giá cả | Tương quan đồng nhất | Tùy vào tình trạng mà giá cả có thể thay đổi |
Chi phí | Có thể quản lý chặt chẽ | Phụ thuộc vào nhiều yếu tố |
Vận chuyển | Đến cùng một địa điểm | Từ một điểm đến nhiều điểm |
Tốc độ | Quan trọng | Không ưu tiên |
Quản lý dự trữ | Nhất quán | Không nhất quán |
Sở hữu và trách nhiệm vật chất | Rõ ràng | Mâu thuẫn |
Bảng so sánh điểm khác biệt của 2 quy trình
5. Một số ví dụ về Reverse Logistics
Câu chuyện của GNK- Ông trùm linh kiện ô tô
Vào năm 1960, Chính phủ Brazil đã áp dụng một số quy định về linh kiện ô tô, trong đó có việc tái chế lại toàn bộ dầu bôi trơn đã qua sử dụng. Thêm vào đó, nhận thấy rất nhiều linh kiện đã qua sử dụng không được xử lý đúng cách nên công ty GNK đã bắt đầu việc thu hồi và tái chế linh kiện của mình. Kết quả là điều đó đã giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu, đồng thời ngăn ngừa việc xảy ra tai nạn do sử dụng các bộ phận linh kiện qua sử dụng.
Chiến lược “chuỗi cung ứng xanh” của Coca Cola
Một ví dụ khác về việc thực hiện tốt quy trình Logistics ngược đó chính là Coca Cola. Họ đã tiến hành thu gom các vỏ chai đã qua sử dụng để tiến hành tái chế thành vỏ mới (94% vỏ cũ và 6% nguyên liệu mới). Ngoài ra Coca Cola còn mở hẳn nhà máy tái chế vỏ chai đã qua sử dụng. Quá trình này giúp công ty nhanh chóng phát hiện sai sót, những điểm yếu trong sản phẩm và có biện pháp xử lý phù hợp.
Việc Reverse Logistics diễn ra là điều tất yếu giúp doanh nghiệp giải quyết rất nhiều vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, với những thông tin trên, hy vọng bài viết này sẽ phần nào trả lời được câu hỏi Reverse Logistic là gì? Vai trò của Reverse Logistic? Và sự khác biệt của 2 chiều Logistics? Hãy theo dõi và đón chờ những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.
Xem thêm: https://catcarry.com/van-chuyen-noi-dia/chuyen-hang-di-thanh-hoa.html