Sau khi thực hiện giải quyết vấn đề thì việc giám sát và đánh giá là bước cuối cùng và cũng rất quan trọng nhưng ít ai nhìn thấy được điều đó. Đây là bước để bạn có thể xem lại mình đã làm được gì và cái gì chưa được, để từ đó đưa ra những đường hướng để khắc phục.

Thẩm tra tính hiệu quả của một quyết định đòi hỏi một cách tiếp cận từ hai phía:

Một là, bạn phải đánh giá quy trình trên cơ sở đang diễn ra: Việc thực hiện có được tiến hành theo đúng trình tự của kế hoạch hay không? Bạn có được những kết quả mong muốn hay không?

Hai là, bạn nên thẩm tra tính hiệu quả của toàn bộ quyết định và cả quá trình lấy quyết định nữa.

Việc đánh giá quyết định đang được thực hiện có thể tiến hành tốt nhất ở 2 mức độ: chính thức và không chính thức

Việc xem xét lại một cách chính thức nên được dự kiến vào những ngày còn trong quá trình thực hiện quyết định, và có thể được thực hiện nhờ những cơ chế kiểm tra chuẩn mực như các cuộc họp, kiểm tra chuẩn mực như các cuộc họp, kiểm tra đầu ra, biên bản và báo cáo sản xuất.

Việc xem xét lại không chính thức thường xuyên xảy ra bao gồm việc quan sát và nói chuyện với nhân viên tham gia vào quá trình thực hiện: “Công việc diễn ra như thế nào?”, “Đến nay có vấn đề gì không?”. Các loại tình huống này cũng đưa ra những cơ hội lý tưởng để khuyến khích và giữ nhân viên tiếp tục nhiệm vụ của họ.

Đánh giá và tổng kết kế hoạch

Đây là bước rất quan trọng nhưng nhiều người lại không nhận thức đúng hoặc làm nó một cách qua loa. Sau mỗi lần ra quyết định, bạn càn căn cứ lại các tiêu chí mĩnh đã đưa ra, kết quả mà bạn mong muốn để đánh giá kết quả mà bạn đã đạt được. Hãy thẳng thắn rút ra những kinh nghiệm và bài học để lần sau mình thực hiện tốt hơn. Hai câu hỏi cơ bản của một quá rình ra quyết định hiểu quả bạn cần ghi nhớ là: Cái gì đã tốt rồi và cái gì cần tốt hơn.