Bệnh tự kỷ ngày nay đã quá quen thuộc với người Việt Nam khi ngày càng nhiều tỷ lệ người mắc bệnh tăng cao và đặc biệt nằm ở trẻ nhỏ. Vậy để bạn có thể hiểu rõ hơn về chứng tự kỷ là gì? Và những dấu hiệu để nhận biết rằng trẻ nhà bạn đang có nguy cơ mắc bệnh để đưa ra các giải pháp chữa trị kịp thời nhất.

Bệnh tự kỷ ở trẻ

Bệnh tự kỷ ở trẻ

Bệnh tự kỷ?

Tự kỷ là 1 hội chứng ở dạng khuyết tật phát triển trong thời gian dài của cuộc đời khiến người mắc bệnh gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu được phát hiện cũng như điều trị sớm cùng với sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng, người tự kỷ (trẻ em tự kỷ) sẽ có khả năng phát triển những giá trị bản thân, hòa nhập với cuộc sống hiện tại. Bằng chứng cho thấy rằng nhiều trẻ tự kỷ đã phát triển nhiều năng lực nổi trội và đóng góp cho xã hội khi trưởng thành.

Tự kỷ không phải là một căn bệnh “uống thuốc”

Nhiều người vẫn quan niệm rằng, tự kỷ là một căn bệnh có thuốc chữa và chỉ cần dùng thuốc khi người mắc bệnh. Tuy nhiên đó là một quan niệm sai lầm và mang lại những tác hại nghiêm trọng cho trẻ cũng như gia đình và xã hội.

Sau nhiều năm nghiên cứu, các bác sĩ đã có cho mình một đáp ứng cụ thể và chính xác nhất như sau: “tự kỷ” là một chứng rối loạn tâm lý ở người mắc bệnh, chúng rất khó điều trị bằng những liệu pháp thông thường. Chứng bệnh này có thể xảy ra do thể chất của trẻ sơ sinh khi vừa mới được chào đời, hoặc thậm chí là do quá trình nuôi dạy trẻ từ khi lọt lòng mẹ đến 6 tháng tuổi. Hoặc thậm chí là những tác nhân khác khiến cho người bình thường cảm thấy mặc cảm, tự ti từ đó sinh ra căn bệnh này.

Làm thế nào để biết được trẻ sơ sinh bị tự kỷ?

Chúng tôi xin liệt kê ra một số dấu hiệu có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất và độ chính xác lên đến 60% vì thế các bậc phụ huynh nên lưu ý về vấn đề này một cách thực sự nghiêm túc để tìm được giải pháp thích hợp nhất cho con mình nếu chẳng may rơi vào tình trạng tương tự được liệt kê dưới đây:

Ít cười

Những đứa trẻ 6 tháng tuổi thường sẽ cười khi chúng thấy được nụ cười ấm áp và tươi vui của cha mẹ hay người thân hoặc sẽ phì cười khi chúng thích thú một món đồ chơi nào đó. Nhưng nếu tình trạng này không xảy ra trong suốt khoảng thời gian dài và bé thực sự ít cười mỗi khi bạn ôm ấp hay khen ngợi thì đó cũng là một dấu hiệu đáng nghi ngờ. Bạn có thể phát ra những âm thanh tươi vui để cố tình chọc cho trẻ cười, những điều này vẫn không có tác dụng thì hãy xem xét lại tình trạng của trẻ ngay lặp tức.

Trẻ ít cười

Trẻ ít cười

Ít bắt chước

Trẻ nhỏ thường hay bắt chước lại những âm thanh và hành động của người lớn khi giao tiếp với chúng, nhưng nếu trẻ ít thể hiện điều này thì cũng là một lý do bạn phải để ý.

Ít bắt chước

Ít bắt chước

Mắt không linh hoạt

Đa số những đứa trẻ đều thích sự mới mẻ và sự vật nhiều màu sắc, chẳng hạn hiện nay có rất nhiều trẻ em thích thú khi xem các chương trình quảng cáo đầy màu sắc trước khi ăn hay trong khi ăn và cặp mắt của chúng tỏ luôn tỏ ra rất vui vẻ, hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu có biểu hiện bất thường, giống như tình trạng lờ đờ và mệt mỏi khi xem ti vi thì bạn cũng cần phải xem xét lại.

Xem thêm: Các phương pháp phổ biến chữa trị bệnh tự kỷ ở trẻ

Mắt không linh hoạt

Chậm nói

Bé 6 tháng tuổi là thời gian bập bẹ nói, vì thế lúc này bé sẽ tiếp thu rất nhiều thông tin bên ngoài, nếu trẻ nhà bạn vẫn không chịu thể hiện cảm xúc qua những câu nói không rõ nghĩa thì bạn cần quan tâm đặc biệt hơn.

Trẻ chậm nói hơn bình thường

Trẻ chậm nói hơn bình thường

Hiếm gây ra sự chú ý

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng muốn mình được quan tâm vì thế chúng thường có những cử chỉ và điệu bộ để thu hút sự quan tâm của đối phương, chẳng hạn như những âm thanh không rõ, những kiểu phì nước bọt ngộ ngĩnh hay bất kỳ động thái nào để thu hút ánh nhìn của mọi người. Nếu trong trường hợp bé đã gần được 9-10 tháng tuổi mà vẫn không thể hiện được điều này thì có thể nguy cơ mắc hội chứng tự kỷ khá cao.

Thích sắp xếp đồ thường xuyên

Thích sắp xếp đồ thường xuyên

Ngoài những yếu tố trên, chúng tôi còn đặc biệt lưu ý cho các bậc cha mẹ về những hiện tượng sau, đây là 4 biểu hiện cho thấy phần trăm mắc bệnh ở trẻ rất cao:

  • Trẻ lặp đi lặp lại 1 động tác như vỗ tay, xoay người liên tục.
  • Khó khăn trong việc thích nghi với nơi đang nằm, ngồi hay đứng và thường xuyên sắp xếp đồ vật theo thứ tự.
  • Trẻ không biết vui đùa.
  • Ngắm nhìn lâu một thứ gì đó và rất nhạy cảm với mùi vị đồ ăn.

Có rất nhiều phương pháp để điều trị hội chứng bệnh tự kỷ ở trẻ, tuy nhiên mọi phương pháp đều cần có một khoảng thời gian dài. Đồng thời, phải có sự phối hợp giữa cha mẹ và cả người mắc bệnh. Để có thể tìm ra được nhưng cách chữa trị bệnh tốt nhất hiện nay và được nhiều người áp dụng.

Hội chứng tự kỷ luôn ngày càng được quan tâm và tìm ra những biện pháp hỗ trợ tốt nhất cho người mắc bệnh. Vì thế bạn có thể yên tâm để điều trị hoặc ứng dụng những phương pháp điều trị thông thường và hy vọng sẽ có điều bất ngờ xảy ra.