A/B testing là gì? Phần lớn mọi người vẫn chưa hiểu rõ về nó. Bài viết dưới đây là tổng hợp các nội dung từ chuyên gia. Và cộng thêm chút kiến thức của bản thân để viết bài này, mong mọi người sẽ tìm hiểu nhé.
Contents
- 1 Vậy A/B Testing là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
- 2 Vì sao chúng ta cần tiến hành làm AB Testing?
- 3 Tầm quan trọng đặc biệt của A/b testing đối với SEO
- 4 Phân biệt giữa Split testing và A/b testing
- 5 A/B Testing trên thực tế như thế nào?
- 6 Nên làm A/b testing với những yếu tố nào?
- 7 Quy trình thực hiện A/B Testing
Vậy A/B Testing là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Có tương đối nhiều định nghĩa về AB Testing, nhưng tựu chung lại vẫn là:
A/B Testing được hiểu là việc chạy thử nghiệm giữa hai phiên bản khác nhau. Chúng sẽ được đặt trong cùng một điều kiện nhất định. Nhằm tìm ra phiên bản “chiến thắng” trước khi triển khai phiên bản đó với quy mô lớn hơn.
Dưới đây là một số định nghĩa từ những trang có tên tuổi ở Việt Nam:
A/B testing là một phương pháp nhằm so sánh giữa 2 phiên bản website hoặc ứng dụng nào đó. Để tìm ra được phiên bản nào hiệu quả tốt hơn.
A/B Testing được gọi là phương pháp chạy các mẫu thử khác nhau trong một khoảng thời gian ngắn. Sau đó đo đạc khách hàng yêu thích mẫu nào.
AB test là kỹ thuật nhằm chia đối tượng cần kiểm tra thành 2 phiên bản A, B. Mục đích để chọn ra phiên bản mà người dùng quan tâm hơn. Bằng cách thông qua cách người dùng tương tác với mỗi phiên bản đó.
Thử nghiệm A/B là quy trình mà 2 phiên bản A và B cùng được so sánh trong 1 môi trường. Hay tình huống để đánh giá phiên bản nào hiệu quả hơn.
Vì sao chúng ta cần tiến hành làm AB Testing?
Theo cách nhìn tổng thể thì A/B testing sẽ:
- Cho phép thực hiện các thay đổi một cách cẩn thận. Nhằm ngăn ngừa tác động xấu đến trải nghiệm của người dùng.
- Giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng, cũng như mức độ của từng yếu tố lên hành vi của khách hàng. Để biết những từ, cụm từ, hình ảnh, video, testimonials, thì yếu tố nào hoạt động tốt nhất.
- Chi phí thực hiện thử nghiệm thấp, nhưng kết quả mang lại cao hơn nhiều lần (nếu đạt được).
- Giúp việc truyền đạt giữa sales và marketing đến cấp trên có cơ sở hơn.Cùng dựa trên các dữ liệu cụ thể thay vì cảm tính.
Theo cách nhìn về các phương diện cụ thể:
- Website: cần tối ưu UX, UI của website và tìm ra giao diện thu hút người dùng
- Quảng cáo và bán hàng online: đo lường được hiệu quả từng mẫu quảng cáo khác nhau
- Quảng cáo offline: đánh giá chuẩn xác hiệu quả kênh quảng cáo
- Ứng dụng mobile: nhằm giúp cải thiện UI và UX
- Email marketing: giúp ta xác định tiêu đề, thời gian gửi nào mang lại kết quả tốt nhất
Tầm quan trọng đặc biệt của A/b testing đối với SEO
Ví dụ thời gian tải trang để hiểu rõ vai trò của dịch vụ SEO TOP trên Google trong quá trình làm a/b test. Bạn có thể xác định liệu rằng những thay đổi được thực hiện đối với website của mình. Thì nó có tác động như thế nào đến tốc độ tải trang.
Bởi vì một website tải nhanh hơn có thể cải thiện chuyển đổi cao hơn 7%. Nên việc nhận ra và cải thiện liên tục được đánh giá là rất đáng bỏ công.
Tốc độ website được xem là một trong những yếu tố xếp hạng của Google. Cỗ máy tìm kiếm luôn mong muốn cung cấp trải nghiệm nhanh, trơn mượt cho người dùng của nó. Sẽ thưởng cho website có thời gian tải thấp hơn bằng thứ hạng cao hơn.
Phân biệt giữa Split testing và A/b testing
Hai từ này thường được mọi người dùng để thay thế cho nhau. Tuy nhiên chúng ta đã sai, vì hai loại test rất là khác nhau.
- A/B testing là so sánh 2 phiên bản dựa trên thay đổi cùng 1 yếu tố. Chẳng hạn như nội dung CTA hoặc hình ảnh trên landingpage.
- Split testing là tiến hành việc so sánh 2 thiết kế hoàn toàn khác nhau.
Với A/B testing thì bạn biết được yếu tố nào thực sự đóng góp khác biệt trong kết quả. Ví dụ. Nếu bạn so sánh 2 phiên bản của cùng 1 trang. Thì bạn có thể biết được khách truy cập chuyển đổi là do màu sắc, hình ảnh, hay nội dung.
A/B Testing trên thực tế như thế nào?
Định nghĩa là thế, dù có cả quy trình cũng như cách thực hiện một A/B testing. Đa phần các marketer thực hiện nó 1 cách chủ quan. Không giám sát cũng như đo lường cần thiết để cho ra kết quả khách quan.
Ví dụ, A/B có nói tới việc dựa theo độ tin cậy là bao nhiêu % nhằm lựa chọn phiên bản chiến thắng. Nhưng thử hỏi có bao nhiêu người đã thực hiện điều này. Hoặc là khi bạn gửi một chiến dịch email marketing và “cảm thấy” nó không hiệu quả. Vì vậy, trong chiến dịch tiếp theo bạn không chỉ đơn giản đổi lại tiêu đề khác. Thậm chí còn sẵn sàng điều chỉnh một số nội dung email marketing nho nhỏ khác. Vậy là mình đã có được một phiên bản khác có thể tốt hơn hoặc không tốt hơn. Dù cho cách chạy có thể khiến ta cảm thấy như đang làm một A/B. Nhưng trên thực tế không giúp ta khám phá được sự thay đổi của điều gì to tát đến kết quả.
Nên làm A/b testing với những yếu tố nào?
Bởi giới hạn nguồn lực, nên hãy dành năng lượng cho những yếu tố tác động đến kết quả cuối. Dưới đây sẽ là những yếu tố đang phổ biến mà bạn nên đưa vào a/b testing.
Tiêu đề và phần nội dung của Website
Đó là nơi đầu tiên mà khách truy cập thấy khi vào trang web. Nếu không có gì đặc sắc làm họ chú ý, họ sẽ rời đi thật nhanh.
Nội dung của bài viết hoặc nội dung trên CTA cũng quan trọng không kém. Cả 2 đều có lợi trong việc thuyết phục khách truy cập. Bạn có thể tiến hành test với các độ dài đoạn văn bản khác. Cũng như mức độ thuyết phục khác nhau. Ví dụ như: hard sell hay soft sell, dẫn chứng bằng dữ liệu hay câu chuyện.
Chú ý về Nút CTAs
CTA cho khách truy cập biết là bạn mong muốn họ làm gì. Thay đổi một chút trong CTA cũng sẽ thể ảnh hưởng tới tỷ lệ chuyển đổi. Màu nút, màu chữ, tương phản, kích thước và hình thù đều có tác động.
Các yếu tố về hình ảnh, audio và video
Nếu có hình ảnh ai đó chỉ tay vào CTA. Thì hình ảnh đó sẽ thú hút được sự chú ý của người xem vào CTA. Bạn có thể test các hình ảnh khác để thấy sự phản ứng của khách truy cập ra sao.
Tiêu đề của email
Tiêu đề email cũng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ mở email. Làm a/b testing cho tiêu đề email sẽ tăng khả năng mở email. Thử dùng tiêu đề với các hình thức như câu hỏi, phát biểu. Hoặc là từ ngữ mạnh mẽ, dùng biểu tượng hoặc không dùng.
Độ dài của nội dung
Độ dài nội dung cũng tác động mạnh lên SEO. Như là các chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi, thời gian trên trang. A/b testing sẽ giúp bạn tìm ra sự cân bằng lý tưởng giữa cả 2.
Mô tả về sản phẩm
Với các sản phẩm e-commerce, tùy vào từng tính phức tạp của sản phẩm mà mô tả sản phẩm. Có thể là dài/ngắn, tổng quát/chi tiết có thể tác động đáng kể quyết định mua hàng.
Chứng cứ về mặt xã hội
70% người tiêu dùng sẽ ra quyết định mua hàng dựa trên những ý kiến đánh giá online. Việc thể hiện các chứng cứ xã hội (social proof) rất giúp ích cho việc gia tăng sự chuyển đổi.
Quy trình thực hiện A/B Testing
Thu thập và tiến hành phân tích các dữ liệu
Mục tiêu của bước này là xác định các trang có vấn đề. Cụ thể như bounce rate/drop off cao, time on page thấp hoặc chuyển đổi.
Đưa ra các định hướng và mục tiêu
Nhằm giúp cải thiện sau thử nghiệm. Chẳng hạn như là tăng traffic vào web lên bao nhiêu phần trăm. Hay là tăng tỷ lệ chuyển đổi, giảm tỷ lệ bounce rate, giảm tỷ lệ rời bỏ giỏ hàng.
Đặt các giả thuyết
Liệt kê ra các ý tưởng và giả thuyết để thực hiện A/B Testing. Ví dụ đưa khung đăng ký lên phía trên bên trái sẽ làm tăng số đăng ký. Hay là đổi màu nút đăng ký sẽ làm tăng đăng ký,…
Xác định về quy mô mẫu và thời gian chạy a/b testing
Thông thường có thể test với ít nhất là 2000 pageviews hoặc 1000 visitors truy cập trang.
Tạo phiên bản mới nhằm tiến hành A/B test
Phiên bản mới chỉ nên thay đổi một yếu tố duy nhất để có thể so sánh. Kết luận yếu tố đó có tác động như thế nào đến mục 2. Thực tế, nếu bạn là chuyên gia về A/B testing thì sẽ có những công cụ chạy đa biến. Mặt khác, không phải ai cũng kiểm soát được toàn bộ thử nghiệm.
Phân tích về kết quả của thử nghiệm và đưa ra kết luận
Nếu phiên bản mới hoạt động được tốt hơn thì thực hiện thay đổi này ngay. Nếu không, hãy tiếp tục tiến hành làm thử nghiệm để tìm được phiên bản chiến thắng.
>>> Xem thêm: Infusionsoft là gì? Những điều quan trọng cần biết về Infusionsoft