Các loại giàn giáo xây dựng hiện nay đang có rất nhiều loại, nhưng tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà các nhà đầu tư sẽ lựa chọn các loại giàn giáo xây dựng để vừa phù hợp với công trình của mình vừa tiết kiệm được ngân sách với những công trình có kinh phí ít ỏi. Vậy trong các loại giàn giáo xây dựng để lựa chọn loại nào phù hợp thì cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Các loại giàn giáo xây dựng hiện nay
1.Giàn giáo truyền thống( giàn giáo chữ H)
Trong các loại giàn giáo xây dựng đây là hệ giàn giáo phổ biến nhất ở Việt Nam được sử dụng hầu hết tại các công trình. Cấu tạo giàn giáo chữ H bao gồm: khung giàn giáo, thanh giằng, kích tăng, thang, mâm giàn giáo, cây chống tăng.
Hiện nay, giàn giáo khung có rất nhiều kích thước để ứng dụng cho công trình như: 0,9m, 1m2, 1m530, 1m7 x 1m250
Giàn giáo chữ H có 2 loại là kẽm và sơn dầu, cấu tạo và kết cấu của 2 loại này giống nhau nhưng giàn giáo khung kẽm có độ bền cao và lâu hơn.
- Loại giàn giáo kẽm có khả năng chống oxy hóa, ít chịu ảnh hưởng của tác động thời tiết: nắng, mưa gió,…
- Loại giàn giáo sơn dầu dễ bị bong tróc, rỉ sét và gãy đổ, không chịu được tác động thời tiết. Vì thế hiện nay giàn giáo khung sơn dầu rất ít người sử dụng.
Là loại giàn giáo phổ biến và được sử dụng nhiều nhất
Đặc điểm của giàn giáo khung
- Trong các loại giàn giáo xây dựng giàn giáo khung là loại phù hợp với quy mô công trình nhỏ và lớn
- Cấu tạo đơn giản, dễ dàng lắp đặt tháo dỡ khi không sử dụng hay lúc di chuyển
- Giá thành khá rẻ so với các loại giàn giáo khác. Do đó, giàn giáo khung là sự lựa chọn của nhiều chủ đầu tư có công trình quy mô nhỏ.
2. Giàn giáo nêm
Giàn giáo nêm thường được sử dụng trong các công trình lớn là giải pháp tối ưu cho các công trình đổ dầm, sàn, cột. Vì vậy, giàn giáo nêm cũng là một trong các loại giàn giáo xây dựng sử dụng phổ biến hiện nay.
Về chất liệu thì giàn giáo nêm cũng giống giàn giáo truyền thống có 2 loại là kẽm và sơn dầu nhưng kẽm vẫn lại được chiếm ưu thế hơn. Cấu tạo giàn giáo nêm: thanh giằng, chống consol, kích tăng, thanh chống,…
Chịu được tải trọng lớn và tác động của thời tiết
Đặc điểm của giàn giáo nêm
- Là một trong các loại giàn giáo xây dựng chịu được tải trọng lớn có kết cấu vững chắc, an toàn, độ bền cao với tác động thời tiết.
- Dễ dàng tháo gỡ và lắp đặt khi di chuyển, giúp các công trình xây dựng tiết kiệm được rất nhiều thời gian thi công.
- Chi phí cũng không quá cao hạn chế được chi phí cho vật tư xây dựng.
3. Giàn giáo ringlock (giàn giáo đĩa)
Nói đến các loại giàn giáo xây dựng không thể nào không nhắc đến giàn giáo ringlock. Giàn giáo ringlock hay còn gọi là giàn giáo đĩa bởi hình dạng của chúng giống như mâm dĩa. Đối với loại giàn giáo này thường được sử dụng nhiều ở Châu Âu nhưng vài năm trở lại đây thì rất nhiều nhà đầu tư Việt Nam đã chọn lựa giàn giáo ringlock cho công trình của họ.
So về cấu tạo thì giàn giáo ringlock không khác gì mấy cũng có đà chống, thanh giằng,.. nhưng điểm khác biệt duy nhất là các khớp nối được cải tiến thiết kế chắc chắn hơn và cũng có 2 loại là mạ kẽm và thép.
Được thiết kế thêm các khớp chắc chắn tăng độ an toàn lên cao
Đặc điểm của giàn giáo ringlock
- Trong các loại giàn giáo xây dựng giàn giáo ringlock được cải tiến các khớp nối, thiết bị có độ chắc chắn hơn, chống rung lắc, độ an toàn cao không bị văng khi sử dụng.
- Được trang bị sự cải tiến so với các loại giàn giáo xây dựng khác có thêm các thanh giằng chéo giữa các khung với nhau giúp sản phẩm có độ an toàn cao hơn.
- Cấu tạo đơn giản, lắp đặt và tháo dỡ dễ dàng, nhanh chóng. Mức giá vừa phải, không quá cao so với các sản phẩm khác.
4. Giàn giáo pal (giàn giáo coma)
Giàn giáo pal hay còn gọi là giàn giáo coma, giàn giáo chữ a. So với các loại giàn giáo xây dựng khác giàn giáo pal chịu được tải trọng lớn nên thường được sử dụng chủ yếu ở các công trình cầu đường
Thường được sử dụng làm cầu đường bởi diện tích lớn
Đặc điểm của giàn giáo pal
- Khả năng chịu lực lớn bởi các khung chống tam giác.
- Phù hợp chống đỡ cho các sàn có diện tích lớn và cần lực chống đỡ
Cách lắp đặt giàn giáo
Trong quá trình lắp đặt các loại giàn giáo xây dựng bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và luôn tuân thủ đúng kỹ thuật và quy trình như sau:
- Trước tiên định vị chính xác kích chân nơi cần đặt
- Sau đó điều chỉnh độ cao phù hợp để lắp đặt giàn giáo
- Đảm bảo lắp có đầy đủ các phụ kiện: thanh giằng ngang, cây chống, chống consol, cùm xoay, chống đà
- Đặt kích U hợp lý để sau này dễ dàng điều chỉnh cao thấp
- Trước khi vào làm kiểm tra kỹ lại các khóa móc đã được chắc chắn an toàn hết chưa.
- Ngoài ra cũng cần đặc biệt lưu ý các liên kết giữ khung giàn giáo với thanh giằng, phải luôn đảm bảo độ nhạy, tiện dụng, thuận lợi của các loại giàn giáo xây dựng trong quá trình làm việc.
Tham khảo thêm: https://giangiaoanphat.com/cach-lap-dat-gian-giao/