Nước thải sinh hoạt cần được xử lý đúng cách trước khi xả thải ra môi trường. Vậy phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt là như thế nào, cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Contents
Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt
Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt là từ những hoạt động của con người: tắm rửa, giặt giũ. Nước thải sinh hoạt được phân ra thành hai loại là nước thải sinh hoạt ô nhiễm do sự bài tiết của con người từ nhà vệ sinh và nước thải sinh hoạt ô nhiễm do các hoạt động sinh hoạt.
Hiện nay, nước thải sinh hoạt thải ra ngày càng nhiều trở thành một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Việc thu gom xử lý nước thải cũng đang gặp rất nhiều khó khăn vì tốc độ đô thị hóa của chúng ta rất nhanh trong khi cơ sở hạ tầng lắp đặt không đáp ứng đủ.
Nước thải sinh hoạt thải ra ở dạng ô nhiễm hữu cơ, vô cơ cần được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường. Điều này được thực hiện thông qua hệ thống cống thoát nước và xử lý nước thải tại đô thị.
Những tác hại của ô nhiễm nguồn nước đến đời sống, môi trường
Hiện nay các thông số ô nhiễm nước thải sinh hoạt ngày càng cao có tới hơn 85% lượng nước thải bị xả trực tiếp ra môi trường mà không được qua xử lý hoặc chỉ được xử lý đơn sơ. Chính vì thế mà tình trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng, vượt xa tầm kiểm soát, để lại nhiều tác động xấu đến đời sống, môi trường:
Gây ảnh hưởng ô nhiễm tất cả nguồn nước
Đây như là hiểm họa môi trường hàng đầu tại việt nam là tác nhân chính gây nên các nguồn ô nhiễm nước.
Ô nhiễm môi trường không khí
Dễ dàng nhận ra mùi hôi bốc nồng nặc trên phố khi đi ngang các nơi có nguồn nước vì nguồn nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp khiến các chất hữu cơ, vô cơ độc hại phát tán và theo vòng tuần hoàn bốc hơi vào trong không khí
Gây tổn thất nghiêm trọng cho các ngành sản xuất
Ảnh hưởng lớn nhất có lẽ là ngành nuôi trồng thủy sản. Cũng như dùng nguồn nước từ các ao, hồ , sông, suối bị ô nhiễm tưới trực tiếp vào các cây trồng cũng sẽ khiến những chất độc hại đó thấm vào đất rễ cây gây ô nhiễm cũng như ảnh hưởng đến năng suất trồng cây ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp
Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
Nguyên nhân chính tăng nguy cơ bệnh tật trên cả nước nhẹ thì chỉ bị tiêu chảy, buồn nôn, dị ứng ngoài da nặng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, ung thư cấp mãn tính, dị tật bẩm sinh, đột biến gen,… do sử dụng nguồn nước thải sinh hoạt ô nhiễm.
Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt
Sử dụng thực vật để xử lý nước thải sinh hoạt
Phương pháp này được ứng dụng vào xử lý các hợp chất hữu cơ hòa tan bên trong nước thải và một số chất vô cơ như ammonia, H2S, sunfit, nitơ. Dựa vào cơ sở hoạt động vi sinh vật dùng phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm.Phương pháp này chia thành hai:
- Phương pháp kỵ khí
- Phương pháp hiếu khí
Dùng công nghệ SBR
Sử dụng công nghệ này có 2 cụm bể: cụm bể Selector và cụm bể C – tech. Hệ thống này yêu cầu vận hành theo chu kỳ để dễ điều khiển khi xử lý.
Dùng công nghệ MET
Đây là công nghệ năng lượng cơ học được coi như là nền tảng kỹ thuật phong phú, tiên tiến bậc nhất được áp dụng cho công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Sử dụng phương pháp Johkasou để xử lý nước thải sinh hoạt
Phương pháp này giúp làm sạch nước thải là từ các vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí để tách bỏ BOD, các chất vô cơ, chất hữu cơ và vi khuẩn gây độc hại bên trong nguồn nước thải
Dùng phương pháp trung hòa xử lý nước thải
Trong các nguồn nước thải sinh hoạt thường có chứa kiềm hoặc là acid vô cơ chính vì vậy nên sử dụng phương pháp trung hòa để xử lý là sự lựa chọn lý tưởng tuyệt vời.
Với bài viết trên giúp các bạn hiểu rõ được ô nhiễm nước thải sinh hoạt là gìi ô nhiễm như thế nào và cần có phương pháp xử lý nào an toàn, hiệu quả giúp giảm thiểu các hạn chế tác động xấu đến đời sống và môi trường.
Trang tham khảo: https://www.ecobaent.vn/xu-ly-nuoc-thai-sinh-hoat/