Ngày nay, tỉ lệ các bệnh nhân mắc phải các bệnh về xương khớp ngày một tăng mạnh. Đặc biệt, nếu trước đây các bệnh này thường gặp ở những người cao tuổi thì ngày nay, độ tuổi mắc bệnh có dấu hiệu trẻ hóa. Hãy cùng Phuthaimed đọc qua triệu chứng bệnh xương khớp để có thể xác định được tình trạng sức khỏe bản thân nhé! 

Viêm khớp dạng thấp – Triệu chứng bệnh xương khớp 

Tổng quan bệnh 

Triệu chứng bệnh xương khớp như thế nào sẽ phụ thuộc vào căn bệnh xương khớp mà chúng ta mắc phải. Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là một trong những bệnh lý mãn tính, khá phổ biến về xương khớp, gặp phải ở rất nhiều đối tượng. Thường gặp ở độ tuổi trong khoảng từ 20 đến 40. Nếu xét về giới tính, nữ giới có khả năng mắc bệnh nhiều hơn so với nam giới, tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, người ta thấy rằng các triệu chứng khi mắc bệnh ở nặng giới sẽ thường nặng hơn so với nữ giới. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh cũng sẽ có nguy cơ hơn. Những đối tượng thừa cân – béo phì, nhất là phụ nữ từ 55 tuổi trở lên, khả năng mắc bệnh cũng sẽ cao hơn. 

>>>>Xem thêm: Áp xe da

Các triệu chứng bệnh xương khớp

Các triệu chứng bệnh xương khớp

Triệu chứng bệnh 

Các dấu hiệu phổ biến thường gặp: 

  • Đau cứng khớp khi đứng dậy, leo cầu thang đối với khớp gối, co gập duỗi đối với các khớp tay. 
  • Xơ cứng, sưng nóng, đỏ ở vùng khớp bị tổn thương. 
  • Triệu chứng thường nặng nề vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy. Một số triệu chứng như đau, xơ cứng khớp thường xuất hiện khá đột ngột, tuy nhiên cũng sẽ nhanh hết.

Các triệu chứng kèm theo có thể là chán ăn, mệt mỏi, sốt cao hoặc cảm giác ngứa hoặc tê,…

Bệnh có thể gây ra một số ảnh hưởng đến những cơ quan khác: 

  • Mắt
  • Thận 
  • Tủy xương
  • Thần kinh 
  • Tuyến nước bọt 

>>>>Xem thêm: Xét nghiệm bilirubin là gì?

Triệu chứng bệnh Gout

Tổng quan bệnh 

Sau khi đã hiệu rõ các triệu chứng bệnh xương khớp, thì hãy cùng chúng tôi điểm qua các triệu chứng bệnh gout. Bệnh lý này được hình thành do rối loạn purin diễn ra trong thận khiến các axit purin tồn tại trong máu và theo thời gian, nếu nồng độ này quá cao, các tinh thể sẽ bắt đầu di chuyển và tập trung tại các khớp. Điều này dẫn đến tình trạng viêm và khiến người bệnh cảm thấy đau nhức. 

Theo các kết quả nghiên cứu, đối tượng bệnh gout thường rơi vào những trường hợp sau: 

  • Những người tiêu thụ quá nhiều chất đạm và hải sản 
  • Nam giới lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
  • Các trường hợp thừa cân, béo phì
  • Tiểu sử gia đình có người mắc bệnh gout
  • Chức năng thận có những bất thường
  • Các trường hợp sau phẫu thuật hoặc sau khi gặp phải một số chấn thương
  • Sử dụng rượu bia trong thời gian dài khiến chức năng thận suy giảm

Triệu chứng bệnh

Các bệnh nhân mắc phải bệnh gout thường sẽ có những triệu chứng sau: 

  • Có dấu hiệu sưng đỏ tại các khớp bị viêm.
  • Xuất hiện cơn đau bất ngờ, đột ngột, sưng tấy. Khi chạm vào thì tình trạng đau sẽ trở nên nặng nề hơn. 
  • Các vùng xung quanh khớp sẽ có thể ấm lên. 
  • Các khớp thường bị là khớp ngón chân cái hoặc các ngón chân khác, khớp ngón tay, khớp gối, khớp cổ tay, chân.
  • Với tình trạng không nghiêm trọng, tình trạng sưng đau sẽ thuyên giảm và nhanh chóng khỏi trong vài giờ hoặc kéo dài khoảng 2 ngày. Các trường hợp nặng hơn sẽ cần vài tuần. 

>>>>Xem thêm: http://phuthaimed.com.vn/Chi-tiet-tin/nhiet-am-ke-la-gi-phan-loai-ung-dung.htm

Thoái hóa khớp 

Tổng quan bệnh 

Khác với triệu chứng bệnh xương khớp, đây là một trong những nỗi ám ảnh của rất nhiều người vì các triệu chứng của nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Thoái hóa khớp là tình trạng các sụn khớp và đĩa đệm bị thoái hóa, đồng thời giảm dịch nhầy, xuất hiện viêm tại khớp khiến cho việc vận động gặp nhiều khó khăn vì bị đau ở phần khớp bị tổn thương. 

Các phần khớp dễ bị thoái hóa phải kể đến như: 

  • Thoái hóa khớp gối
  • Thoái hóa đốt sống cổ
  • Thoái hóa đốt sống lưng 
  • Thoái hóa khớp vai
  • Thoái hóa khớp cổ chân 

Đối tượng có khả năng mắc bệnh thường là: 

  • Người già, người cao tuổi
  • Người lao động tay chân trong thời gian dài 
  • Người chơi, tập luyện thể thao, trước đây từng gặp phải chấn thương 
  • Đối tượng thừa cân, béo phì
  • Các trường hợp có dị tật bẩm sinh về khớp gối 
Bệnh xương khớp gây ra khó khăn trong sinh hoạt

Bệnh xương khớp gây ra khó khăn trong sinh hoạt

Triệu chứng bệnh 

  • Đau nhức, đau âm ỉ tại các vùng khớp bị thoái hóa, nhất là khi thời tiết thay đổi 
  • Xuất hiện tình trạng cứng khớp sau khi ngủ dậy dẫn đến vận động khó khăn, 
  • Khi cử động có thể nghe tiếng lạo xạo phát ra từ khớp bị thoái hóa do phần sụn khớp bị hao mòn và dịch nhầy bôi trơn bị giảm nên khi vận động, di chuyển các đầu xương khớp sẽ ma sát vào nhau. 
  • Một số triệu chứng kèm theo khác: giảm tập trung, gặp phải các rối loạn lo âu, sốt, chán ăn, ăn không ngon miệng,…

Hội chứng ống cổ tay 

Tổng quan bệnh 

Hội chứng này là do dây thần kinh giữa cổ tay bị chèn ép. Hội chứng này gây ra những trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như cảm giác đau, tê hoặc ngứa. Như vậy là bạn không chỉ biết các triệu chứng bệnh xương khớp mà còn biết đến hội chứng ống cổ tay.

Một số nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng ống cổ tay như sau: 

  • Yếu tố di truyền: Đây là một yếu tố quan trọng vì kích thước ống cổ tay có thể khác nhau giữa một số chủng tộc.  
  • Giới tính: Hội chứng này xuất phát từ việc ống cổ tay nhỏ, vì vậy ở nữ giới khả năng mắc phải có tỉ lệ cao hơn so với nam giới vì ống cổ tay của họ nhỏ hơn. 
  • Hoạt động sử dụng tay: Việc thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại đối với cổ tay có thể gây ra những ảnh hưởng xấu với gân cổ tay, dẫn đến tình trạng sưng viêm gây đau đớn. 
  • Các bệnh lý khác: Các bệnh có thể liên quan đến hội chứng này như tiểu đường, viêm khớp, rối loạn chức năng tuyến giáp, rối loạn cơ xương,…
Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay

Yếu tố gây tăng nguy cơ mắc phải hội chứng ống cổ tay thường do hoạt động sử dụng cổ tay được thực hiện liên tục nhiều lần trong thời gian dài, có thể kể đến những người làm các công việc sau: 

  • Những người làm những công việc như tài xế lái xe
  • Những người thợ làm bánh
  • Thợ thủ công 
  • Thợ cắt tóc
  • Những công việc văn phòng, cần đánh máy vi tính nhiều

>>>>Xem thêm: http://phuthaimed.com.vn/Chi-tiet-tin/tia-laser-la-gi-ung-dung-cua-tia-laser-trong-doi-song.htm

Triệu chứng bệnh

Không giống với các triệu chứng bệnh xương khớp, triệu chứng ống cổ tay có những biểu hiện sau:

  • Người bệnh cảm thấy ngón tay sưng phồng 
  • Xuất hiện các triệu chứng ngứa, tê bì các ngón tay, nóng rát và gây ra đau đớn cho người bệnh. Triệu chứng tê bì có thể diễn ra ở cả cẳng tay và ống tay. 
  • Tay bị tê nên khiến khả năng cầm nắm bị ảnh hưởng, dẫn đến việc đánh rơi đồ đạc.
  • Khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động đơn giản hàng ngày vẫn làm như lái xe, sử dụng điện thoại, máy tính,…

Các triệu chứng ban đầu thường nhẹ và không dễ nhận biết. Chỉ đến khi diễn tiến tình trạng trở nên nặng hơn, người bệnh mới có thể dễ dàng nhận biết được các vấn đề mình gặp phải. 

Bệnh xương khớp gây đau nhức nghiêm trọng

Bệnh xương khớp gây đau nhức nghiêm trọng

Hiện nay, bên cạnh việc phẫu thuật đối với các trường hợp bệnh xương khớp mạn tính, hoặc các chấn thương trong thể thao, người bệnh còn có thể điều trị các bệnh này bằng máy sóng xung kích

Như vậy, hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ có thêm được những thông tin hữu ích về triệu chứng bệnh xương khớp. Phú Thái chuyên cung cấp các dụng cụ, thiết bị cho các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ tư vấn 24/7 nếu bạn có nhu cầu nhé!